selected product

Cảm biến đo PH


Còn hàng
0 ₫

Thông tin sản phẩm

Phạm vi đo: Thông thường từ 0 đến 14 pH. Độ phân giải: Ví dụ 0.01 pH, cho phép xác định pH với độ chính xác cao. Độ chính xác Sai số: Thường là ±0.01 pH đến ±0.1 pH. Thời gian đáp ứng: Thường trong khoảng vài giây đến vài phút. Khoảng nhiệt độ làm việc: Thường từ 0°C đến 60°C Điện áp hoạt động: Thường từ 1.5V đến 12V DC hoặc theo yêu cầu của hệ thống đo. 

Thông số kỹ thuật

Danh mục: VIELTECH PRODUCTS
Danh mục phụ: Các loại cảm biến

Số lượng:

Thông tin chi tiết

Để đảm bảo các sản phẩm có chất lượng tốt nhất bằng cách duy trì mức pH thích hợp trong quá trình sản xuất. nuôi trồng và sinh hoạt Cảm biến đo độ pH là một thiết bị quan trọng trong nhiều lĩnh vực.

Tham khảo: Van điện từ 2 cổng

Cảm biến đo độ pH là gì?

Cảm biến đo độ pH là một thiết bị quan trọng trong nhiều lĩnh vực như công nghiệp, nông nghiệp, y tế, khoa học công nghệ. Thiết bị này được sử dụng để đo mức độ axit hoặc kiềm  của dung dịch. Từ đó theo dõi , điều chỉnh độ Ph cho phù hợp với các công việc liên quan

Cảm biến đo PH và đầu dò đo độ Ph

Cấu tạo của cảm biến đo pH

Cảm biến đo pH thông thường gồm hai phần chính:
- Điện cực thủy tinh (điện cực đo): Đây là phần quan trọng nhất của cảm biến đo độ Ph. Nó được làm bằng thủy tinh nó có tính chất đặc biệc nhạy cảm với ion H+.
Điện cực này có màng thủy tinh mỏng ở đầu. Nơi xảy ra phản ứng điện hóa giữa ion H+ trong dung dịch và bề mặt màng.
- Điện cực tham chiếu: Đây là một điện cực thứ hai, thường chứa dung dịch muối bạc/clorua bạc (Ag/AgCl). Có nhiệm vụ duy trì một điện thế ổn định.
Điện cực tham chiếu không tham gia trực tiếp vào phản ứng. Nhưng nó lại cung cấp một điện thế cố định để so sánh với điện thế từ điện cực đo.

Tham khảo: Cảm biến đo khí CO

Nguyên lý hoạt động

Cảm biến đo pH hoạt động dựa trên nguyên lý điện hóa, cụ thể là nguyên lý điện cực. Khi điện cực thủy tinh tiếp xúc với dung dịch. Một điện thế sẽ phát sinh giữa bên trong và bên ngoài màng thủy tinh. Tùy thuộc vào nồng độ ion H+ (hay chính là pH) của dung dịch. Sự chênh lệch điện thế này được so sánh với điện thế ổn định của điện cực tham chiếu. Từ đó cảm biến sẽ tính toán và hiển thị giá trị pH.

Tham khảo: Xilanh khí nén 

Ứng dụng của cảm biến đo pH

Cảm biến đo độ pH trong nước dùng chuẩn công nghiệp

- Trong công nghiệp: Được sử dụng rộng rãi để kiểm tra và kiểm soát pH trong các quy trình sản xuất như sản xuất hóa chất. Thực phẩm, đồ ăn, thức uống nhằm đảm bảo sản phẩm được bảo quản lâu dài mà không gây hư hỏng.
- Trong nông nghiệp: Đo pH của đất xem phù hợp để cây trồng phát triển không và từ đó điều chỉnh pH. Đo pH trong nước giúp kiểm tra nguồn nước có đạt chuẩn tưới tiêu sinh hoạt hay không 
- Trong y tế : Được sử dụng để đo pH trong các mẫu sinh học như máu, nước tiểu.
- Trong thủy sản: Kiểm tra pH nước để đảm bảo môi trường sống phù hợp cho cá và các sinh vật thủy sinh khác phát triển tốt.

Tham khảo: Ống khí nén PU màu trắng 04 PU2-0004100

Ưu điểm của cảm biến đo pH

- Kiểm soát chất lượng: Giúp đảm bảo các sản phẩm có chất lượng tốt nhất bằng cách duy trì mức pH thích hợp trong quá trình sản xuất, nuôi trồng và sinh hoạt

Các loại cảm biến đo pH phổ biến

- Cảm biến pH dạng que: Thường dùng trong phòng thí nghiệm, có kích thước nhỏ gọn và dễ sử dụng có kết quả nhanh chóng.
- Cảm biến pH tích hợp điều khiển từ xa : Được lắp đặt cố định tại các chổ cố định như bể lọc nước, hồ nuôi tôm,...
Kết quả sẽ được cập nhật theo thời gian thực, giúp theo dõi kịp thời và có phương hướng giải quyết nhanh chống.

Tham khảo: Giắc cắm điện 16 chân 16A

Tư vấn bán hàng

Đội ngũ tư vấn bán hàng Kỹ Thuật Điện Việt luôn nhiệt tình hỗ trợ thắc mắc của quý khách hàng.